Cách dùng lệnh Linux ping (có ví dụ)

Lệnh Linux PING hay Packet Internet Groper là ứng dụng rất hay dùng kiểm tra tình trạng kết nối mạng giữa một nguồn và thiết bị cuối trong một mạng IP. Bài hướng dẫn này sẽ chỉ bạn cách sử dụng lệnh Ping này như thế nào!

Linux Ping Command là gì?

Bằng Linux ping command, chúng ta có thể kiểm tra thời gian từ lúc gửi và nhận phản hồi trong một mạng. Nó hoạt động dựa trên gửi một loạt thông báo ICMP – Internet Control Message Protocol tới một host đích và chờ phản hồi. Nó cho chúng ta biết cách thực thi của mạng.

Cơ bản nó gửi một tin ECHO_REQUEST và chờ ECHO_RESPONSE. Nếu tin này hiện “fast ping low latency” có nghĩa là kết nối nhanh. Nó được đo theo một mili giây.

Ngày nay, mỗi máy tính tính hiện đại, VPS online, hay thiết bị mạng đều có PING cài sẵn.  Đây là cách nhanh và trực quan nhất để kiểm tra hiệu năng mạng giữa 2 máy.

Bất kể 2 máy đó nằm trong một mạng nội bộ Local Area Network (LAN) hay mạng internet Wide Area Network (WAN), ping cho kết quả tương đối đều rất chính xác. Bạn sẽ thấy thống kê mỗi lần kiểm tra, số lượng packet truyền đi và nhận được và phần trăm packets mất. Tóm lại Linux Ping hỗ trợ người dùng kiểm tra chất lượng mạng kết nối giữa 2 thiết bị. Đơn giản nhưng thật tuyệt, phải không?

Kết quả ping giữa máy tính và máy target sẽ cho biết:

  • Tình trạng của máy đích: nó có kết nối được tới được không
  • Thời gian một vòng di chuyển giữa 2 máy: Host–Computer-Host
  • Phần trăm lượng packet bị mất trong quá trình truyền

Làm thế nào để cài đặt lệnh Linux Ping

Trước khi cài đặt, bạn cần truy cập VPS qua SSH trước. Hãy xem hướng dẫn dùng Putty để làm việc này nếu bạn chưa biết.

Hầu như mọi phiên bản Linux đã cài sẵn Ping, để kiểm tra nó được cài chưa bạn có thể dùng lệnh sau:

ping -V

Nếu chưa, bạn chỉ cần update system là nó sẽ được cài thêm:

apt-get update && apt-get install -y iputils-ping

Làm thế nào để sử dụng lệnh Linux Ping?

Có nhiều cách khác nhau trong Linux giúp người dùng kiểm tra kết nối giữa 2 đường mạng:

1. Kiểm tra kết nối

Bạn có thể chạy lệnh này đơn giản để kiểm tra kết nối giữa máy host và máy tính đang dùng.

Ví dụ, bạn cần kiểm tra kết nối từ máy bạn tới www.google.com:

ping google.com

Nếu không biết tên miền là gì, bạn có thể dùng địa chỉ IP.

  • min – là số phút ít nhất để nhận phản hồi
  • avg – là thời gian trung bình nhận phản hồi
  • max – là thời gian tối đa để nhận phản hồi

Để kết thúc lệnh ping Linux, bạn cần nhấn Ctrl+C để ngừng gửi packet tới host. Lệnh này sẽ dừng mọi tiến trình trong terminal.

2. Xác định số ECHO_REQUEST

Option -c được dùng để xác định số packets hoặc request người dùng muốn thực hiện.

Cú pháp chạy lệnh như sau:

ping –c * exampledomain.com

Thay * bằng số lượng ping bạn muốn thực thi.

3. Audible Ping

Option -a Linux ping sẽ tạo tiếng beep để kiểm tra host có hoạt động không.

Lệnh này như sau:

ping –a exampledomain.com

Nhớ là để kết thúc thì nhấn Ctrl+C.

4. Thiết lập khoảng nghỉ

Option –i trong linux cho phép người dùng thiết lập khoảng nghĩ giữa mỗi packet.

Lệnh này có cấu trúc thực thi như sau:

ping –i 2 –c 7 exampledomain.com

2 số trên thì bạn thay đổi như ý.

5. Chỉ nhận kết quả tóm tắt của lệnh Linux Ping

Để nhận thông báo tóm tắt thôi thì bạn có thể dùng option –q khi chạy lệnh Ping Linux:

ping –c 7 –q exampledomain.com

Chúng tôi dùng -c 7 để gửi 7 lần yêu cầu, nhưng chỉ nhận tóm tắt do có option -q.

6. Flood đường mạng bằng lệnh Linux Ping

Lệnh ping cũng cho phép người dùng gửi 100 packets hoặc hơn mỗi giây bằng cách sau:

ping –f  exampledomain.com

Nó là cách để kiểm tra xem website hay server xử lý lượng request như thế nào.

Lời kết

Ping là công cụ thường dùng của mọi người, nó có khả năng hỗ trợ sửa lỗi cho các hosts trong một mạng. Nó cho ta biết nhanh vì sao website không tải được.

Ping là lệnh giúp chúng ta xác định nhanh khả năng nhận và phản hồi của một máy từ xa, và tìm nguyên nhân gốc nếu có lỗi xảy ra. Nó có thể là kết nối mạng tại máy bạn không ổn định, mất kết nối tạm thời hoặc website không tồn tại, vâng vâng.

Nhờ vào việc trả kết quả nhanh và dễ dàng kiểm thử, lệnh ping linux sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra vấn đề. Còn giờ, hãy dùng nó để thử ngay thôi!

Author
Tác giả

Hai G.

Hải G. là chuyên gia quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress và đã dùng nó hơn 5 năm nay. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch và tư vấn cho các bạn trẻ khởi nghiệp.