Cách tạo cửa hàng trực tuyến năm 2022

Cách tạo cửa hàng trực tuyến năm 2022

Việc tạo ra thu nhập trên mạng đã trở nên vô cùng dễ dàng trong năm 2019 này. Trên thực tế, bạn có thể tạo được một trang cửa hàng trực tuyến chỉ trong một buổi chiều. Quá trình tạo web thương mại điện tử tốn nhiều bước hơn là việc tạo web đơn giản, nhưng không quá nhiều!

Hãy quên đi tất cả những chi phí nặng nề khi mở một cửa hàng vật lý, cửa hàng online có tương lai tươi sáng hơn rất nhiều, và bạn có thể tận dụng làn sóng này để kiếm tiền trên mạng thuận lợi.

Kể cả khi bạn chưa bao giờ xây dựng cửa hàng trước đây, hoặc không biết nên bán gì, bạn vẫn có thể tạo được hàng online. Dĩ nhiên nó không dành cho những ai thiếu kiên nhẫn. Chỉ những ai cố gắng đủ và không từ bỏ mới có thể kinh doanh thành công online.

Bên dưới, bạn sẽ biết toàn bộ quá trình tạo cửa hàng online như thế nào từ lúc bắt đầu trên gấy trắng. Các bước sẽ bao gồm:

  • Làm thế nào để mua domain và hosting hoàn hảo cho cửa hàng mới của bạn
  • Sự khác biệt giữa các cách xây dựng cửa hàng thương mại điện tử (và hướng đi bạn nên chọn)
  • Vì sao nghiên cứu thị trường rất quan trọng, làm thế nào để thực hiện, và loại sản phẩm nào đang gây sốt
  • Các bước chính xác để tạo một cửa hàng eCommerce
  • Làm thế nào để bán món hàng đầu tiên
  • Cách hiệu quả nhất để tạo ra các lượt bán, ngày qua ngày

Chờ gì nữa? Hãy đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp thương mại điện tử của bạn.

Bạn cần làm gì trước khi xây dựng cửa hàng trực tuyến

Để tạo một cửa hàng trực tuyến, trước tiên bạn cần mua tên miền và web hosting. Nếu bạn không biết phải bán thứ gì, vậy bạn có thể chọn tên miền sau. Nhưng hãy cứ đọc phần này để nghĩ ra được một cái tên hoàn hảo.

Có rất nhiều lựa chọn để xây dựng một cửa hàng online. Ví dụ, sử dụng các dịch vụ như Shopify và Wix là một lựa chọn an toàn. Hoặc, bạn có thể chọn cách self-host và tự xây dựng website bằng WooCommerce hoặc các eCommerce platform khác.

Rất nhiều người lúc đầu chọn Shopify, vì thật tế nó dường như rất đơn giản. Nhưng nó không hẵn là lựa chọn tốt nhất, lý do là vì:

Khi bạn chọn Shopify, tiềm năng của cửa hàng online của bạn bị giới hạn. Đầu tiên là, các lựa chọn về thiết kế có hạn, và nhiều theme rất mắc, so với WordPress. Hơn nữa, với mô hình giá của nó, bạn cần trả nhiềut iền cho nền tảng mà bạn không hoàn toàn kiểm soát được. Nếu bạn muốn chuyển đi khỏi Shopify, bạn gần như phải tạo lại mọi thứ từ đầu.

Với WooCommerce, bạn có toàn quyền kiểm soát thiết kế của cửa hàng. Và vì cả WordPress lẫn WooCommerce đều miễn phí, bạn chỉ cần phải trả phí cho một tên miền và hosting mà thôi.

Cả 2 nền tảng đều đáng tin cậy. Tuy nhiên, thực tế là đến một lúc nào đó, bạn sẽ cần một nền tảng cho phép bạn toàn quyền kiểm để mở rộng website bất kỳ khi nào bạn muốn.

Nếu bạn muốn xem bảng so sánh chi tiết, toàn diện hơn giữa WooCommerce và Shopify, vậy hãy xem qua bài này.. Bạn sẽ bị thuyết phục rằng WordPress và WooCommerce là lựa chọn phù hợp nhất cho website của bạn.

Trường hợp của Dropshipping

Nếu bạn đang nghĩ đến việc vận hành cửa hàng thương mại điện tử online, chắc hẵn bạn đã nghe qua drop shipping. Với drop shipping, bạn không phải tốn chi phí lưu kho. Bạn bán sản phẩm tại cửa hàng của bạn, rồi bên nhà cung cấp sẽ xử lý các khâu vận chuyển giúp bạn.

Đây dường như là một phương pháp hấp dẫn, chính bởi vì nó không tốn nhiều công sức. Nhưng nó không dành cho những cửa hàng cần một sự tăng trưởng đều đặn và thành công lâu dài.

Với dropshipping, bạn thường có lợi nhuận thấp hơn rất nhiều. Và khi phát triển càng lớn bạn sẽ càng tốn nhiều chi phí vận hành nên với biên độ lợi nhuận thấp thì công sức bỏ ra có vẻ không xứng đáng. Hơn nữa, nếu bạn không có sản phẩm riêng, bạn có thể sẽ khó đứng vững trên thị trường.

Cuối cùng, mặc dù bạn không phải xử lý các vấn đề về vận chuyển, shipping, bạn vẫn phải xử lý khâu chăm sóc khách hàng. Sẽ rất đau đầu nếu bạn không kiểm soát việc vận chuyển mà bạn phải xử lý các vấn đề mà nó gây ra. Hãy thử tưởng tượng hàng trăm khách hàng nhận hàng chậm và họ đồng loạt dốc cơn thịnh nộ lên bạn thì sao? Tất cả những gì bạn có thể làm là trông đợi vào việc hàng tới càng sớm càng tốt.

Đúng vậy, drop shipping có thể là một cách đơn giản để bắt đầu bán sản phẩm của bạn ngay, nhưng bạn sẽ không thực sự có thể xây dựng được một thương hiệu với khả năng mở rộng mạnh.

Nếu bạn muốn tạo một thương hiệu riêng với một cửa hàng eCommerce lớn mạnh mà bạn có toàn quyền kiểm soát, thì bạn cần tạo được sản phẩm riêng biệt.

Sản phẩm và dịch vụ cần để tạo một cửa hàng online

Để tạo một cửa hàng online, bạn hãy chú ý đến các sản phẩm và dịch vụ nhất định mà bạn có thể tự tin đầu tư vào.

Sau đây là những dịch vụ cơ bản:

  • Tên miền
  • Một web hosting có khả năng mở rộng đồng thời với gian hàng của bạn
  • Một nền tảng để mở cửa hàng online như WordPress hosting kết hợp WooCommerce
  • Vốn để duy trì các sản phẩm tối thiểu hoặc dòng sản phẩm mũi nhọn của bạn
  • Đóng gói để ship sản phẩm
  • Chi phí để quảng cáo

Như bạn thấy, bạn cần bỏ tiền đầu tư một số chi phí trên để tạo một cửa hàng online. Nhưng khi so với một cửa hàng vật lý, thì chi phí trên thấp hơn rất nhiều.

Bước 1 – Nghiên cứu thị trường

Gần như không thể để tạo được một cửa hàng trực tuyến mà không có bất kỳ sản phẩm nào. Rõ ràng là vậy. Nhưng, làm thế nào để bạn tìm đúng sản phẩm để bán? Tất nhiên là bạn sẽ không bán sản phẩm nào mà không có ai lên mạng tìm mua phải không?

Bước chọn sản phẩm cho đúng thị trường ngách để bán có thể nói là bước khó khăn nhất.

Bạn nghĩ bạn có hàng ngàn ý tưởng cho sản phẩm mà mọi người không chỉ yêu thích mà còn sẵn lòng để bỏ tiền mua ư? Thường thì, không phải đâu.

Nếu bạn bị kẹt ý tưởng là chuyện bình thường, tuy nhiên, may mắn là kể cả như vây bạn vẫn có thể tạo được mộ cửa hàng online thành công. Tất cả bắt đầu từ một câu hỏi đơn giản: mọi người cần gì nhiều đến mức họ sẽ phải bỏ tiền ra để mua nó?

Rất đơn giản. Bạn cần tìm kiếm một áp lực về sự cần thiết, giải quyết nhu cầu đó bằng sản phẩm và lợi ích của sản phẩm của bạn mang lại. Điều bạn cần tìm là khoảng trống của thị trường mà chưa được khám phá đúng mức. Có thể nó nghe có vẻ phức tạp nhưng bạn chỉ cần làm theo các bước sau để khai phá ý tưởng và thị trường của bạn.

1.1 Đồng bộ ý tưởng với xu hướng sản phẩm

Với một cửa hàng online, bạn cần bán các sản phẩm độc đáo. Nếu ai đó có thể dễ dàng tìm được món hàng của bạn trên đường, bạn sẽ không dễ có được thành công. Bạn cần tạo ra lý do để khách hàng cảm thấy xứng đáng khi mua từ bạn. Một trong các lý do đó là, họ không thể tìm được nơi nào bán tương tự.

Khi bạn tự bán những sản phẩm trong một thì trường mà sản phẩm đó đang “hot”. Nó sẽ không chỉ giúp bạn nhanh chóng kiếm được tiền trong ngắn hạn mà còn dài hạn nữa. Dĩ nhiên đừng chọn sản phẩm nào mà đang dần hết vòng đời của nó. Thay vào đó, chỉ nên chọn những sản phẩm đang phát triển về độ phổ biến.

Trước khi dùng những công cụ bên dưới, bạn cũng nên ghi chú lại các đam mê và sở thích hiện tại của bạn. Nó sẽ là nền tảng để bạn khai phá những loại sản phẩm khác nhau trên các thị trường khác nhau.

Hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi sau:

  • Tôi đang gặp vấn đề nào thường xuyên torng cuộc sống hàng ngày?
  • Sản phẩm nào tôi đang sở hữu và thích nó?
  • Công ty nào tôi thực sự yêu thích?
  • Có một cộng đồng liên nào mà tôi có liên kết chặt chẽ đến không?

Hãy tự trang bị các câu trả lời cho các câu hỏi trên, và tìm hiểu xem liệu chúng ta có thể tìm ra được xu hướng nào đang họt bằng các tool dưới đây không.

TrendHunter

trendhuner website

Tool này hiển thị cho bạn xem những xu hướng mới trên hàng loạt các thị trường ngách. Một vài xu hướng sẽ đại diện cho hẵn môt thì trường, một số khác được dẫn đầu bằng một số sản phẩm nhất định. Dành ít thời gian trên trang chủ để ít nhất bạn có được vài ý tưởng.

Bạn cũng có thể lọc ra nột số ngánh nhất định, như là công nghệ, văn hóa, sản phẩm xanh thân thiện môi trường, thời trang, vâng vâng.

Google Trends

Google Trends cũng là một tool hữu dụng giúp bạn dự đoán tương lai. Nếu bạn đang cần biết thế giới đang có xu hướng gì, chỉ cần xem Top Chart của nó là được. Tại đây bạn sẽ thấy các xu hướng của từng thị trường nhất định, cả hiện tại lẫn quá khứ.

Nhưng, nếu bạn biết loại sản phẩm hoặc thị trường ngách bạn cần tìm, vậy tool này còn có giá trị hơn nữa. Nó sẽ xuất ra dữ liệu lịch sử của sản phẩm đó từ năm 2004, để bạn biết được xem thị trường đó có đang tăng trưởng về mặt phổ biến hay không.

Ví dụ, đây là dữ liệu của ‘charcoal mask’.

charcoal mask google trend

Bạn có thể thấy là thị trường ngách này đang tăng trưởng mà không có dấu hiệu chậm lại.

ECOMHUNT

sản phẩm trên ecomhunt

Đang tìm một website có sẵn những sản phẩm thương mại điện tử đang hot trên thị trường? Vậy ECOMHUNT chắc sẽ trở thành “bạn thân” của bạn đây. Nó hướng đến những chủ cửa hàng đang làm về các sản phẩm drop shipping, nhưng bạn cũng có thể dùng nó làm công cụ nghiên cứu thị trường.

Mỗi ngày đều có sản phẩm mới gây sốt. Bạn có thể tìm được rất nhiều dữ liệu hữu ích, ví dụ thị trường nào đang phát triển, bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, và cách tiếp cận thị trường đó ra sao, vâng vâng.

Công cụ này được miễn phí lúc trước, nhưng phiên bản mới thì bắt trả phí hằng tháng. Tuy nhiên, đối với những ai không có kinh phí, bạn vẫn có thể dùng bản miễn phí với tính năng hạn chế một chút.

Instagram Influencers

Khi bạn xây dựng một cửa hàng online thì Instagram lại rất hữu dụng. Hàng ngàn thương hiệu đã xây dựng trên hạ tầng của  Instagram influencer marketing. Nhưng, thay vì sử dụng Instagram làm nền tảng tăng trưởng thị phần của cửa hàng online, thì bạn còn có thể dùng nó để tìm thêm các sản phẩm mới.

Khi bạn nghiên cứu một thị trường ngách bạn sẽ tìm thấy ai là người có ảnh hưởng (influencers) nhanh chóng. Bạn sẽ theo dõi các tài khoản đó cho sản phẩm mà họ sẽ sớm quảng bá. Khả năng lớn những sản phẩm này nổi tiếng vì vậy nó sẽ giúp bạn có ý tưởng về sản phẩm, công ty, để bạn có thể định hình cửa hàng của bạn sau này.

Những sản phẩm hot trong năm 2019

Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, vậy hãy xem qua những sản phẩm sau. Mỗi sản phẩm đều có link tới Google Trend, để bạn ước lượng mức độ phổ biến của chúng.

Hy vọng là, với những ý tưởng, bạn sẽ có cảm hứng cho online store của riêng mình. Hoặc bạn, bạn cũng có thể dùng ngay một trong các danh sách trên để tận dụng.

Cân nhắc chọn sản phẩm

Trướng khi tìm được sản phẩm trending, có khả năng bán được nhiều và trong thời gian dài thì có nhiều yếu tố bạn cần tìm được trong 1 sản phẩm tốt.

Yếu tố đầu tiên phải là dễ vận chuyển.

Khi bạn vừa bắt đầu làm, bạn có thể tự chuyển hàng. Như vậy, bạn sẽ có thể dễ quản lý vận đơn và tự gửi hàng từ nhà hay văn phòng. Hơn nữa, bạn sẽ không muốn trả quá nhiều chi phí vận chuyển. Hầu hết các khách hàng không thích trả nhiều tiền cho chi phí vận chuyển, thậm chí là muốn được miễn phí khoản này. Vì vậy, chi phí gửi hàng càng nhỏ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, để nó không làm bạn nhức đầu mỗi khi bán hàng.

Yếu tố thứ hai là bán các sản phẩm có giá trị cao.

Không có gì sai khi bán sản phẩm rẻ tiền, nhưng vấn đề là biên độ lợi nhuận sẽ rất thấp. Đối với một công việc kinh doanh online, bạn sẽ cần tăng biên độ lợi nhuận lên lớn hết mức có thể.

Vì lý do này, cách tiếp cận tốt nhất là bán các sản phẩm có giá trị cao. Không có nghĩa là sản phẩm của bạn phải mắc tiền sản xuất, nhưng nó có khả năng bán được ở mức giá cao. Sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề cấp thiết của mọi người, và họ sẽ sẵn lòng trả tiền cho nó. Hoặc là, USP của bạn sẽ dẫn dắt người mua hướng tới mức giá cao hơn.

1.2 Tìm sự kết nối giữa đam mê của bạn và thị trường

Một thị trường hot không có nghĩa lý gì khi chính bạn không hề quan tâm đế nó. Dĩ nhiên, tiền có thể là động lực lớn. Nhưng khi bạn đã kinh doanh một hoặc nhiều sản phẩm, bạn cần sẽ có một đam mê vững chắc hơn vượt khỏi tầm ảnh hưởng của lý do tài chính.

Chúng tôi hy vọng bạn đã có sẵn các sản phẩm bạn thích trong đầu. So sánh những sản phẩm này với các câu trả lời bên dưới:

  • Bạn có thực sự quan tâm đến thị trường hay sản phẩm này không?
  • Bạn có muốn làm trong thị trường ngách này tới 5 năm hoặc hơn không?
  • Bạn có kinh nghiệm trong thị trường này không?
  • Thị trường này có đủ lớn cho thêm một công ty nữa không?

Nhưng, tìm được một sản phẩm xư hướng không và bạn có đam mê về nó vẫn chưa đủ. Bạn sẽ cần tìm cách tạo sự khác biệt giữa bạn và toàn thị trường. Đừng vội tung ra sản phẩm mà bạn biết chắc đã có sản phẩm tương tự ngoài kia.

Hãy tự hỏi bản thân các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm của bạn làm được gì mà những người khác không làm được?
  • Vấn đề độc nhất nào mà sản phẩm của bạn xử lý được?
  • Làm thế nào để khác biệt? (chăm sóc tốt hơn, trải nghiệm hay hơn, chất liệu cao cấp hơn, …)
  • Có vấn đề gì ở sản phẩm của đối thủ mà bạn không thể nào thích nổi?

1.3 Đánh giá ý tưởng của bạn

Với vài ý tưởng trên tay, đây là thời điểm để đào sâu hơn và đảm bảo có một thị trường cho sản phẩm đó phát triển. Có nhiều cách để đánh giá nhu cầu của thị trường, nhưng cách tốt nhất là sử dụng Amazon và Google.

Đây là cách làm:

Xem qua danh sách Amazon Bestseller

Ngoài việc là một trang thương mại điện tử lớn nhất trên trái đấy, Amazon còn là một nguồn thông tin vô tận. Danh sách best seller list của nó có thể cho bạn cái nhìn toàn cảnh về thị trường và nói cho bạn biết sản phẩm nào đang bán chạy.

Ví dụ, hãy xem qua ngành làm đẹp. Chúng ta sẽ khám phá các sản phẩm làm đẹp bán chạy nhất và xem mọi người đang mua gì.

sản phẩm bán chạy nhất

Sản phẩm chúng ta cần tìm là sản phẩm đang có hiệu năng tốt. Nếu có nhiều công ty đang bán sản phẩm tương tự và thành công thì đó là dấu hiệu tốt.

Cạnh tranh lớn có nghĩa là có thị trường lớn cho sản phẩm này và còn nhiều không gian để bạn cũng thành công. Trong trường hợp này thì có đối thủ lại là điều tốt.

Một mẹo kinh doanh nữa cho bạn đây:

Nếu bạn muốn tìm lợi thế từ thị trường, hãy dành thời gian đọc các đánh giá tiêu cực. Việc này sẽ giúp bạn khám phá vấn đề sản phẩm đang có, và có thể dùng nó làm lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của bạn.

Thực hiện nghiên cứu từ khóa cho cửa hàng trực tuyến

Khả năng lớn là bạn sẽ cần dùng Google để phát triển, có thể là qua Adwords hay tìm kiếm tự nhiên. Đây là cách để mọi người tìm ra sản phẩm của bạn, sử dụng từ khóa liên quan đến thị trường.

Có rất nhiều công cụ trả phí bạn có thể sử dụng, nhưng nếu bạn có kinh phí hạn chế, bạn có thể sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu. Bạn sẽ cần sử dụng nhiều bước hơn là công cụ KWFinder, nhưng nó cũng có thể cung cấp đủ thông tin quan trọng cho bạn.

Đầu tiên, chuyển tới mục Google Keyword Planner.

Rồi, chọn mục ‘Find new keywords’ .

công cụ từ khóa google

Ở màn hình tiếp theo, nhập vào từ khóa của bạn, hoặc nhiều từ khóa cùng loại. Sau đó bạn sẽ thấy thêm nhiều từ khóa liên quan nữa, và lượng traffic liên quan.

tìm từ khóa

Thêm bất kỳ từ khóa liên quan nào vào plan của bạn cách8 click vào checkbox và chọn nó để thêm.

Tiếp theo, chọn ‘Plan Overview’ ở bên trái. Bạn sẽ thấy hàng loạt thông số để quảng bá, nhưng thông số giá trị nhất là ‘Impressions’ bên dưới từ khóa (hiển thị bên dưới).

traffic của từ khóa google

Sau đó, láy thông số bên dưới Impressions và nhân lên 30 lần. Bạn sẽ dự đoán được có bao nhiêu người đang tìm từ khóa đó mỗi tháng.

Cách này không chính xác lắm, nhưng dễ thực hiện và dự đoán. Nếu bạn nghiêm túc trong việc nghiên cứu từ khóa, vậy bạn có thể đầu tư vào các công cụ trả phí.

1.4 Tạo Prototype hoặc MVP

Giờ bạn đã có khái niệm cơ bản về cửa hàng online. Thay vì chỉ kể cho mọi người nghe về ý tưởng của bạn, vậy sao không hiện thực nó bằng sản phẩm thực nào?

Phiên bản đầu tiên của sản phẩm không cần phải hoàn hảo. Thay vào đó, hãy tạo một sản phẩm dưới dạng Minimum Viable Product. Mục tiêu là để bạn hình dung được sản phẩm thế nào khi “lên sóng”. Nó cần phải đạt được mục tiêu hoặc mục đích đề ra, nhưng không có nghĩa là phiên bản cuối cùng.

Hãy đảm bảo rằng bạn không tốn quá nhiều thời gian và tiền để tạo MVP. Hãy tự tạo MVP product nhanh hết mức có thể và chuyển đến tay người tiêu dùng thực. Có thể là một vài người bạn phù hợp với thị trường của bạn? Hoặc, bạn có thể tặng sản phẩm như là một cách để thêm họ vào danh sách email của bạn.

Bạn sẽ cần nhiều phản hồi nhất có thể trong thời điểm này để xác định xem mọi người có thật sự mua sản phẩm của bạn không? Và bạn có cần điều chỉnh gì không?

Việc này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với tạo ra một sản phẩm mà không ai muốn mua, phải không.

1.5 Nguồn sản phẩm và sản xuất

Sản xuất và gửi hàng có thể là cả một quá trình rắc rối. Dường như đó những khâu khó khăn nhất trong việc vận hành một trang bán hàng online.

Nhưng, khó không có nghĩa là không có quy trình rõ ràng để thực hiện.

Chắc là bạn sẽ không sản xuất sản phẩm tại nhà rồi phải không. Thay vào đó, bạn có thể liên kết với các bên thứ 3 để tạo và thậm chí là gửi hàng cho bạn. Bằng cách này, thay vì bạn cần nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật, bạn có thể tận dụng nguồn nhân công của nhà máy.

Có rất nhiều công ty sản xuất khổng lồ trên khắp toàn cầu, nhưng bạn nên chọn những công ty local (trong nước hoặc trong khu vực bạn sống). Vì vậy bạn sẽ có thể tham gia dễ dàng vào quá trình tạo sản phẩm. Hơn nữa, các công ty sản xuất local sẽ không đòi hỏi bạn đặt một lượng hàng lớn.

Khi bạn đã hoàn tất việc chuẩn bị sản xuất và chuẩn bị cách vận chuyển, sản phẩm của bạn sẽ sẵn sàng để bạn, sau đó, bạn hãy tìm hiểu thêm các nhà sản xuất lớn hơn để giảm chi phí sản xuất.

Đóng gói sản phẩm

Một điều nữa mà nhiều người xem nhẹ là việc đóng gói sản phẩm. Giống như việc mọi người thường đánh giá sách qua bìa sách, họ cũng sẽ làm vậy với bất kỳ sản phẩm nào của bạn. Dù gì đi nữa, điều họ nhìn thấy đầu tiên là bao bì sản phẩm khi được chuyển phát tới tay họ.

Hãy dành ít thời gian để nghĩ về việc bạn muốn khách hàng cảm nhận gì khi họ mở sản phẩm ra, và chọn chất liệu sao cho phù hợp.

Cách dễ nhất để tìm kiếm các kiểu đóng gói là xem qua trang ThomasNet. Khi bạn đã có kích thước sản phẩm, bạn có thể nghiên cứu site này để tìm kiểu đóng gói hoàn hảo nhất.

Ship sản phẩm

Giờ là thời điểm để bạn gửi sản phẩm đến tay khách hàng.

Khi bạn đã hoàn tất đóng gói, giờ bạn có thể chọn nhà shipper như Grab, UPS, DHL, hay FedEx.

Khi phát triển lên hơn, để cắt giảm chi phí bạn nên cân nhắc chuyển sang hẵn công ty bên thứ 3 để thực hiện việc ship hàng. Các công ty vận chuyển lớn còn hỗ trợ bạn phần lưu kho, bên cạnh việc quản lý shipping hàng cho bạn. Công ty này thường đòi hỏi số lượng đơn hàng tối thiểu hàng tháng để bạn có thể sử dụng dịch vụ của bạn. Nên nếu chưa phát triển lớn bạn chưa cần cân nhắc phương thức này.

Bước 2 – Xây dựng cửa hàng online (khâu kỹ thuật được hướng dẫn đơn giản)

Bước này cần nhiều công sức hơn, nhưng nếu bạn đã đọc tới đây thì xin chúc mừng nhé. Đã rất khó khăn khi bạn tìm được một sản phẩm bạn thực sự thích. Còn khó hơn nữa khi bạn tìm được sản phẩm mà không những bạn thích mà người khác còn muốn mua.

Nếu đã tìm được, vậy đã đến lúc bạn bắt đầu xây dựng cửa hàng riêng eCommerce.

Nếu bạn chưa có tên, giờ là lúc đặt mua. Với Hostinger, bạn có thể mua cả 2 dịch vụ với chỉ cần một lần thanh toán! Mua một tặng một! Bạn chỉ cần chọn gói web hosting từ 12 tháng trở lên hoặc lâu hơn là sẽ được tặng kèm tên miền cho năm đầu tiên khởi nghiệp.

Dù bạn mua hosting ở đâu cũng được, hãy đảm bảo rằng hosting của bạn đủ khả năng giúp bạn tăng trưởng bền vững, có sẵn cài đặt WordPress tự động vì bạn cần CMS để tạo cửa hàng online.

Nếu bạn đang bị kẹt trong khâu đặt tên cửa hàng và tìm tên miền cho website bán hàng, vậy hãy dành thời gian trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Tên của cửa hàng có nghĩa với đối tượng khách hàng không?
  • Tên có liên quan đến thị trường và sản phẩm không?
  • Tên có ý nghĩa khác nào khác mà sẽ được diễn dịch theo hướng tiêu cực không?

Hãy nghiên cứu về tên và chọn tên miền liên quan sao cho nó đại diện toàn bộ thương hiệu của bạn. Hãy lập ra danh sách công ty bạn yêu thích và xem cách họ làm ra những sản phẩm gây ấn tượng như thế nào.

2.1 Cài đặt WordPress

Sau khi mua tên miền và web hosting, giờ là lúc cài đặt WordPress. Đây sẽ là nền tảng cho toàn bộ website thương mại điện tử của bạn. Nếu như bạn dùng hosting của Hostinger thì rất đơn giản.

Đầu tiên, đăng nhập vào control panel,  bạn sẽ thấy màn hình như sau.

đăng nhập hostinger

Sau đó chuyển tới phần ‘Hosting’ trong menu và bạn sẽ thấy tài khoản bạn vừa tạo.

quản lý cửa hàng online hostinger

Nhấn nút Manage, chuyển tới nút ‘Auto Installer’ để cài đặt WordPress trong số các CMS tốt nhất mà Hostinger hỗ trợ.

dễ dàng cài đặt wordpress

Ở màn hình tiếp theo, bạn sẽ cần chọn tên miền bạn muốn cài WordPress. Điền các thông itn liên quan, như tên website, tên của bạn, email và cuối cùng click vào nút “Install”

Hãy để phần mềm tự động cài cho bạn tới phiên bản WordPress mới nhất là xong. Rất đơn giản, phải không?

đang cài đặt wordpress

Sau đó bạn sẽ nhận được mail thông báo cài đặt WordPress hoàn tất cũng như các thông tin đăng nhập WordPress. Bạn có thể dùng các thông tin này để đăng nhập vào WordPress bây giờ để tiến hành tạo trang web,

Địa chỉ đăng nhập sẽ có dạng ‘http://yoursite.com/wp-admin‘. Hãy chuyển tới trang đăng nhập này, điền username và password rồi nhấn vào nút “Log in”.

đăng nhập wordpress

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ vào tới khu vực gọi là backend. Trước khi cài đặt cửa hàng eCommerce, bạn sẽ cần tạo vài trang mà một site eCommerce có thể cần.

Chuyển tới Pages › Add New .

trang about cửa hàng trực tuyến

Chúng ta sẽ tạo một trang đầu tiên gọi là ‘About’ trước. Đây là nơi bạn điền thông tin cơ bản về cửa hàng của bạn, về nguồn gốc và sản phẩm bạn đang cung cấp.

Những trang web bạn cần tạo trong trang web kinh doanh của bạn là:

  • Home
  • Shipping Information
  • FAQ
  • Support
  • Blog

WooCommerce cũng sẽ tự động ra một số trang cần thiết cho cửa hàng của bạn hoạt động, như là trang sản phẩm, trang checkout, vâng vâng.

2.2 Cài đặt WooCommerce

WooCommerce là plugin WordPress miễn phí sẽ chuyển đổi site thông thường của bạn thành một cửa hàng trực tuyến đầy đủ tính năng. Chắc bạn sẽ không tìm được một plugin nào mà hữu dụng mà đầy đủ tính năng như plugin này đâu. Nó còn có một thư viện extensions mà bạn có thể mua được và thêm tính năng cho cửa hàng của bạn.

Để cài đặt WooCommerce, bạn cần chuyển tới mục Plugins › Add New, tìm đến mục ‘WooCommerce’ trong thanh tìm kiếm của bạn. Sau đó, bạn cài đặt plugin như hình bên dưới:

cài đặt woocommerce

Sau khi bạn click vào nút ‘Activate’, bạn sẽ được chuyển tới màn hình chứa các thông tin cửa hàng của bạn.

thiết lập cửa hàng trực tuyến

Quy trình đăng ký này rất đơn giản. Bạn có thể làm theo các bước đó và tất cả các thông tin cần thiết cho WooCommerce sẽ được tạo.  Bạn còn có thể thiết lập thêm các cổng thanh toán như Stripe hay PayPal.

Sau đó, bạn có thể bắt đầu thiết kế trang web của bạn.

2.3 Thiết kế cửa hàng trực tuyến của bạn

Để thiết kế trang web thương mại điện tử của bạn, bạn sẽ cần dùng các tính năng tùy chỉnh có sẵn của WordPress theme.

Vì WooCommerce là plugin WordPress, bạn sẽ thấy là nó sẽ hoàn toàn tương thích với theme WordPress. Nhưng, vì bạn cần tạo một cửa hàng online, nên bạn sẽ cần tìm những theme dành riêng cho WooCommerce.

Những theme này sẽ có thể tận dụng toàn bộ tính năng của WooCommerce. Bất kể kinh phí là bao nhiêu, bạn sẽ tìm được một theme tốt nhất.

Đây là một số các trang để bạn tìm theme:

Để làm hướng dẫn cho bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng free Storefront theme được cấp bởi chính WooCommerce.

Để cài đặt theme này bạn chỉ cần chuyển tới mục Appearance › Themes và click vào nút ‘Add New’. Rồi tìm tới mục ‘Storefront’ và click vào theme giống như sau.

storefront theme

Sau khi bạn kích hoạt theme này, bạn sẽ đi qua giao diện thiết lập ban đầu.

Hãy nhấn vào nút ‘Let’s go!’ khi bạn thấy hình như sau:

thiết lập storefront theme

Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ cần tùy chỉnh site của bạn. Menu bên trái cung cấp các lựa chọn các khác nhau để bạn tự chỉnh sao cho thấy thích hợp.

tùy chỉnh theme

Sau khi bạn hài lòng, hãy nhấn vào nút ‘Publish’.

Nếu bạn đang cần tìm hướng dẫn chuyên sâu hơn về cách tạo web bằng Storefront theme, vậy hãy nghiên cứu qua hướng dẫn của chính WooCommerce

2.4 Thêm sản phẩm đầu tiên

Giờ cửa hàng của bạn đã trông ổn rồi, bạn chỉ cần thêm sản phẩm vào nữa là được.

Để làm vậy hãy di chuyển vào mục Products › Add New từ thanh menu bên trái. Bạn sẽ được dẫn tới trang như hình bên dưới.Nếu đã quen với WordPress, bạn sẽ thấy trang này giống như trang viết bài thông thường thôi.

thêm sản phẩm

Khi cuộn trang xuống, bạn sẽ nhìn thấy mục nơi bạn có thể nhập giá tiền và mô tả sản phẩm.

thông tin sản phẩm

Cuối cùng, bạn có thể thêm hình sản phẩm ở khu vực tay phải hoặc là tạo cả một thư viện ảnh.

thêm hình ảnh sản phẩm

Nếu bạn có hình ảnh chuyên nghiệp từ máy tính thì chỉ cần chọn ảnh bằng nút “Upload files” và kéo thả vào trong uploader này.

WooCommerce có thể thêm bao nhiêu sản phẩm cũng được. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu thì bạn có thể chỉ cần thêm 1 sản phẩm. Vậy cũng được rồi, hãy cứ xuất bản 1 sản phẩm để cho toàn bộ site của bạn xoay quanh sản phẩm đó.

Bước 3 – Quảng cáo, tiếp thị cửa hàng online của bạn và bán sản phẩm đầu tiên

Sau tất cả các bước chuẩn bị ở trên, giờ bạn đã sẵn sàng để bán hàng thực sự. Như bạn thấy, có nhiều việc bạn cần làm trước cả khi bạn tiến hành marketing cho cửa hàng của bạn.

Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem site của bạn còn lỗi không, kiểm tra xem trong quá trình đặt hàng có mượt mà không, có lỗi gì không. Sau đó hãy lên kế hoạch pre-launch và post-launch.

3.1 Bạn cần làm gì trước khi mở bán

Bước “dàn trận” này rất quan trọng.

Bằng việc lên kế hoặch cho việc mở bạn, bạn sẽ tạo một luồng động lực để bán cho bằng được những đợt hàng đầu tiên và hơn thế nữa. Đây là lúc bạn cần tạo dấu ấn và sẵn sàng để thế giới biết về cửa hàng của bạn.

Một số điều bạn cần lưu ý để chuẩn bị cho ngày “mở hàng”:

Tạo một trang Landing Page Coming Soon

Một trang coming soon có nghĩa là bạn đã bắt đầu thu hút một số traffic tới stie của bạn, kể cả nó không nhiều. Bước này bạn đã có thể thu thập mailing list, để bạn có sẵn khách hàng để thông báo ngay khi cửa hàng trực tuyến của bạn được mở cửa.

Với WordPress, rất đơn giản để tạo landing page. Bạn có thể cài plugin như Minimal Coming Soon & Maintenance Mode, vậy là đã có thể tạo được.

Sau khi bạn cài thành công plugin ở trên, bạn sẽ thấy nhiều lựa chọn ngay trong WordPress dashboard. Chuyển hướng tới mục Settings › Maintenance Mode, bạn sẽ thấy trang thiết lập như sau:

plugin coming soon

Điền vào thông tin liên quan, thì trang coming soon của bạn sẽ tự động được tạo. Plugin này cũng có thể kết hợp với Mailchimp để giúp bạn tạo danh sách email trước ngày mở bán.

Trong trang landing page của bạn, bạn cần thêm vào những phần sau:

  • Hình ảnh sản phẩm. Hình ảnh này sẽ giúp khách truy cập biết được bạn đang có trong tay sản phẩm đặc biệt nào.
  • Tên công ty của bạn. Rõ ràng rồi, ngay từ ngày đầu tiên, bạn hãy nên cố xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
  • Giới thiệu tối giản. Giữa cho landing page của bạn đơn giản hết mức có thể. Không cần tiết lộ quá nhiều về sản phẩm, nhưng thay vào đó, hãy cung cấp thông tin nhỏ giọt để gây tò mò cho khách truy cập.

Tạo traffic từ Social Media

Bạn có thể sử dụng mạng xã hội trước khi xuất bản website để gửi traffic tới landing page của bạn. Nền tảng hiệu quả nhất trong việc này là Instagram.

Với Instagram, bạn có thể sử dụng những hình ảnh chất lượng cao, đẹp, liên quan đến sản phẩm, và kể cả testimonials để tạo sức nóng.

Bạn chỉ cần đặt link vào profile của bạn trong instagram, sẽ có người click vào link đó mà truy cập vào website của bạn.

Bạn cũng có thể tặng gì đó cho những ai tham gia vào danh sách của bạn, như là giảm 10% cho những ai đăng ký trước ngày mở bán.

3.2 Bạn cần làm gì sau khi ra mắt cửa hàng trực tuyến

Nếu bạn đã tạo landing page và đã lượng truy cập ban đầu, vậy bạn đã có một nhóm khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn rồi. Ngay khi mở bạn, bạn sẽ có thể tạo được đợt bán đầu tiên cho nhóm người dùng tìm năng này.

Đây là một số thủ thuật để chính thức mở hàng thành công:

  1. Gửi email đến danh sách email của bạn thông báo về việc cửa hàng của bạn đã được mở
  2. Quảng cáo trực tiếp trên social media.
  3. Tạo khuyến mãi cho những ai mua sớm trong những ngày đầu mở bán
  4. Lập kế hoặch và thực thi chiến dịch bán hàng lâu dài

Nếu bạn đã làm các bước trên, vậy bạn đã có một số đợt bán hàng thành công. Nhưng mục tiêu không dừng ở đó, không phải là cần có một ngày khai trương cực lớn rồi thôi, mà tăng trưởng đều đặt mới là mục tiếu lớn hơn cả.

Đây là cách bạn có thể xây dựng cửa hàng và phát triển trang website của bạn:

Cân nhắc chọn Influencer Marketing

Một cửa hàng trực tuyến eCommerce thành công không chỉ được xây dựng với sự hỗ trợ một mình của Instagram. Ví dụ, với thương hiệu lớn như Skinny Me Tea, nó đã nhanh chóng đạt được thành công lớn nhờ vào influencer marketing. Đây là phương pháp thanh toán cho những người có lượng follower lớn trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.

Dĩ nhiên, không phải thị trường ngách nào cũng dùng được cách này. Nhưng, đây là cách để bạn phát triển cửa hàng trực tuyến cực nhanh. Bạn có thể tham khảo một số chiến dich marketing bằng influencer thành công như bên dưới:

Đầu tư lớn vào mạng xã hội.

Social media không chỉ là phương pháp tốt để làm tăng độ nhận biết của thương hiệu bạn, nó còn giúp bạn tạo lập mối quan hệ và gửi traffic tới site của bạn. Tùy vào thị trường mà sản phẩm của bạn hướng tới, bạn sẽ cần chọn loại mạng xã hội phù hợp đáng để đầu tư vào.

Nhưng những trang như Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, Youtube là những kênh lớn bạn nên để ý.

Có hàng trăm cách để bạn phát triển thương hiệu trên mỗi nền tảng. Neil Patel có viết một bài chuyên sâu làm thế nào để tăng trưởng độc giả trên khắp các mạng xã hội cho bạn đây.

Chúng tôi cũng nhắc bạn luôn là Pinterest rất tốt cho các chiến dịch về nội dung. Thay vì trưng bày sản phẩm của bạn, có thể tạo những bài về nội dung có thể phát triển tốt trên Pinterest, rồi pin nó lên để gửi traffic ngược về site của bạn.

Đầu tư vào quảng cáo

Nếu bạn nghiêm túc phát triển, vậy bạn cần sử dụng một trong số các loại hình quảng cáo. Cách hiệu quả nhất trong số các phương pháp quảng cáo là PPC, hay còn gọi là quảng cáo pay-per-click, như Google Adwords, hay Facebook ads.

Phương pháp này cũng cần bạn nghiên cứu từ khóa trước. Bạn sẽ tạo ra ads (quảng cáo) để hiện lên trên kết quả tìm kiếm để chuyển mọi người tới website của bạn hay trang web sản phẩm. Trong trường của Facebook thì quảng cáo sẽ chạy trên feed của người dùng hay sidebar của họ.

Với quảng cáo, quan trọng nhất là bạn cần giám sát và kiểm thử mọi thử. Bạn cần tạo được những quảng cáo sinh ra lợi nhuận. Hãy bắt đầu với vốn quảng cáo nhỏ và tăng lên khi thấy quảng cáo tỏ ra hiệu quả.

Phương pháp quảng cáo trả phí như vậy còn có một cách hay gọi là retargeting. Nó hiển thị ads lên với những ai đã từng truy cập vào cửa hàng của bạn hay nằm trong email list của bạn. Vì họ đã biết bạn là ai và bán sản phẩm gì, họ sẽ dễ dàng chuyển đổi thành người mua hơn.

Tạo chiến dịch nội dung lâu dài

Vận hành một cửa hàng trực tuyến thì bạn sẽ cần một hệ thống nội dung chỉn chu ở dạng kim tự tháp nếu muốn thành công.

Ví dụ, bạn có thể tạo nội dung dựa trên từ khóa xoay quanh thị trường ngách của bạn, tăng hạng những từ khóa này trên trình tìm kiếm để có thể tăng traffic lên site của bạn. Bạn còn có thể tạo nội dung lan truyền trên mạng xã hội (như sử dụng thanh gim Pinterest ở trên). Hoặc là, tạo nội dung để định hướng, giải thích cho khách hàng biết về sản phẩm của bạn trước khi họ quyết định mua.

Tạo chiến dịch nội dung thường được xem là phương pháp mũi nhọn cho bất kỳ thương hiệu nào khi muốn thành công lâu dài, và có một luồng traffic ổn định đến website. Một cách khác để tạo nội dung còn là tạo một trang blog nữa.

Nếu không biết nên bắt đầu từ đâu, bạn hãy tham khảo những nguồn tài nguyên sau nhé:

Lời kết

Khởi nghiệp bằng một cửa hàng trực tuyến đòi hỏi khá nhiều công sức. Chúng tôi hy vọng là với bài viết này, bạn đã có khái niệm cơ bản cách thức vận hành một cửa hàng online như thế nào, và cách thức phát triển lớn mạnh ra sao từ con số 0.

Một cửa hàng trực tuyến không đòi hỏi số vốn lớn ban đầu nhưng lại có thể phát triển thành một đế chế triệu đô. Vì thị trường eCommerce chỉ có tăng trưởng chứ chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm, bạn có thể chắc rằng thành công của bạn sẽ là lâu dài.

Trước khi kết thúc, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn hãy coi khách hàng như vàng vậy. Họ có thể thực sự khiến việc kinh doanh của bạn thành công hay thất bại. Mỗi bước đi của bạn đều phải hướng đến khách hàng và chăm sóc khách hàng sao cho chuyên nghiệp, để đảm bảo khách hàng của bạn gắn bó với bạn lâu dài.

Điều quan trọng nhất là giờ bạn hãy cứ bắt đầu. Hành động ngay. Bắt đầu nghiên cứu và lên ý tưởng sản phẩm. Xây dựng website. Tạo sản phẩm MVP. Sau cùng thì, bạn không thể nào biết bạn có thành công online hay không, nếu chưa bao giờ bắt đầu.

Author
Tác giả

Hai G.

Hải G. là chuyên gia quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress và đã dùng nó hơn 5 năm nay. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch và tư vấn cho các bạn trẻ khởi nghiệp.