Cách trỏ tên miền về host Hostinger

Cách trỏ tên miền về host Hostinger

Để có thể truy cập được vào website, nó có cần có một địa chỉ – một tên miền. Nếu bạn mua web hosting Hostinger Việt Nam và nhận tên miền miễn phí thì nó sẽ tự động kết nối đến host nên bạn không cần làm gì.

Nếu bạn đang sở hữu tên miền của nhà cung cấp khác, bạn cần biết cách trỏ tên miền về host Hostinger. Sau khi kết nối domain và hosting thành công, website sẽ hoạt động bình thường sau vài giờ.

Bạn có thể đọc thêm bài viết này để biết tên miền là gì.

Bài hướng dẫn này chỉ cho bạn biết cách trỏ tên miền mà bạn mua ở nơi khác Nếu bạn muốn làm ngược lại, trỏ tên miền tên miền mua tại Hostinger tới hosting khác, hãy xem bài hướng dẫn này.

Name server của Hostinger là gì

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy Name servers, hay nameservers trong mục Hosting Account Control Panel -> Details, bên dưới panel Nameserver Details.

Nameserver Hostinger là: ns1.dns-parking.com và ns2.dns-parking.com

Các name server này áp dụng cho các gói web hosting của Hostinger, bao gồm: Shared Hosting, WordPress Hosting, Cloud Hosting.

Bạn chỉ cần đổi sang 2 nameserver này tại trang quản lý tên miền, nơi bạn đăng ký tên miền. Thường nơi bán tên miền sẽ cho bạn một giao diện quản lý tên miền sau khi mua.

Nếu bạn đã quên tên công ty mà bạn đã mua tên miền, bạn cũng có thể dùng công cụ whois để tìm công ty đang quản lý tên miền của bạn

Cách trỏ tên miền về host bằng nameservers của Hostinger

Để trỏ domain tới nameservers của Hostinger, bạn chỉ cần làm 3 bước sau:

  1. Đăng nhập vào trang quản lý tên miền của nhà đăng ký.
  2. Tìm mục đổi Name Server. Các tên thông dụng nhất là: Đổi DNS DNS editor, Quản lý DNS, Đổi Nameservers, DNS Details.
  3. Xóa tất cả các nameserver cũ, điền vào thông tin name server của Hostinger là:  ns1.dns-parking.com, ns2.dns-parking.comlưu lại.

QUAN TRỌNG: Hãy lưu ý là mọi thay đổi DNS sẽ cần mất từ vài giờ đến 24 giờ để được quảng bá trên toàn thế giới. Tức là bạn cần chờ 1 ít thời gian sau khi thay đổi

Ở ngay bên dưới, chúng tôi sẽ ví dụ hướng dẫn cụ thể cách trỏ tên miền tới Hostinger từ một nhà đăng ký nhất định. Hãy tham khảo thử.

Cách trỏ tên miền mua ở Mắt Bão tới Hostinger

Như đã nói ở trên, quá trình trỏ tên miền từ các nhà đăng ký đến Hostinger rất đơn giản, ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một ví dụ từ nhà đăng ký trong nước matbao tới Hostinger.

Các bước trỏ tên miền từ Mat Bao đến Hostinger như sau:

  1. Truy cập vào trang quản lý tên miền được cung cấp bởi Mat Bao
  2. Nhấn vào nút Tên Miền trên thanh điều hướng:
    trỏ tên miền từ mắt bão đến Hostinger
  3. Nhấn vào tên miền bạn cần trỏ domain đến Hostinger:
    quản lý tên miền mắt bão
  4. Ở thanh quản lý bên trái, nhấn chọn Nameserver:
    nameserver domain mắt bão
  5. Tại đây bạn chọn mục Sử Dụng NS tùy chỉnh và điền thông tin Nameserver của Hostinger vào như hình bên dưới
    cách trỏ tên miền về host Hostinger trên mắt bão
  6. Nhấn nút Lưu Thay Đổi dưới cùng, và chờ khoảng vài giờ để DNS được quảng bá.

Cách trỏ tên miền mua ở Pavietnam tới Hostinger:

Tương tự, đây là các bước trỏ tên miền từ Pavietnam:

  1. Đăng nhập vào khu vực quản trị tên miền được cấp
  2. Vào phần “Change DNS” của tên miền bạn muốn trỏ tới Hostinger
  3. Nhập thông tin Nameserver của Hostinger
    cách trỏ tên miền về host trên pavietnam
  4. Lưu cấu hình

Chỉ có vậy thôi, rất đơn giản phải không. Giờ bạn đã biết cách trỏ tên miền từ mắt bão và pavietnam đến Hostinger rồi đấy. Ở các nhà đăng ký khác bạn cũng có thể thao tác tương tự mặc dù giao diện sẽ hơi khác. Nếu không biết cách trỏ, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn nhanh cho bạn kèm hình ảnh.

Cách trỏ tên miền về host qua A record

Nếu bạn muốn giữ quản lý tên miền tại nhà đăng ký tên miền gốc của bạn, có một cách trỏ tên miền về host khác là bạn sẽ phải đổi A record (Address Record). A records định hướng một tên miền tới một địa chỉ IP thích hợp, thường là địa chỉ IP server. Trỏ xong bạn sẽ không phải nhập IP mỗi khi muốn mở website của bạn.

IP address của tài khoản hosting trong Hostinger có thể được tìm thấy trong mục Hosting -> Manage Tài Khoản -> Details, giống với chỗ nameserver, bạn sẽ thấy IP ở chỗ Website IP Address như sau:

địa chỉ IP address của hosting hostinger

Cách trỏ tên miền về host bằng A record đơn giản nhất là:

  1. Tạo 1 A records cho tên miền chính trỏ đến địa chỉ IP website
  2. Tạo 1 CNAME record cho www trỏ tới tên miền chính.

Vì chắc là muốn cả website www.example.com và example.com đều chạy cùng 1 website!

Giả sử IP website của bạn là 185.229.113.101. Bảng ghi DNS sẽ có kết quả như sau:

Name (hoặc Host) TTL Type Address (hoặc Value)
@ 14400 A 185.229.113.101
www 14400 CNAME example.com

Bạn chỉ cần tạo bảng ghi giống vậy và đổi phần địa chỉ IP cho khớp với IP Hosting của bạn.

  • Value – sử dụng @ hoặc tên miền phụ bạn muốn trỏ. @ để báo rằng bạn đang trỏ naked domain (để biểu hiện cho việc trỏ domain example.com mà không phải là subdomain.example.com).
  • TTL – viết tắt của Time to Live. Time to Live xác định thời gian mà server làm mới lại DNS của nó. Giá trị mặc định của nhà cung cấp thông thường là 14400 giây. Bạn để mặc định
  • Type – Loại Record.
  • Address – Giá trị đích của bản ghi mà bạn muốn domain trỏ về.

Vậy là xong, bạn đã hoàn tất trỏ tên miền tới Hostinger để chạy dịch vụ website rồi đó. Còn nếu bạn muốn chạy dịch vụ email của Hostinger thì xem tiếp phần dưới nhé.

Trỏ MX record để sử dụng dịch vụ email kèm gói host của Hostinger

Nếu bạn đã biết cách trỏ tên miền về host hostinger qua A record, có thể bạn cũng muốn dùng mail server miễn phí được tặng kèm gói hosting để nhận emails. Bạn sẽ phải trỏ MX record (Mail Exchanger) đến MX record của Hostinger.

MX record là bản ghi chỉ định incoming mail server, có nghĩa là emails sẽ được chuyển tới server này để xử lý.

Tại Hostinger, MX record có thể tìm thấy trong mục Details, dưới phần E-mail Details. MX record của Hostinger là:

  • mx1.hostinger.vn
  • mx2.hositnger.vn

mx record của Hostinger

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần đặt MX record tại khu vực quản lý DNS (DNZ Zone). Và cũng tương tự như trỏ A record, cách trỏ MX record tới Hostinger là:

Name Priority Type Address
@ 5 MX mx1.hostinger.vn
@ 10 MX mx2.hostinger.vn
  • Value – @ là dùng để chỉ định bản ghi này dành cho domain chính (naked domain).
  • Priority –  trường này xác định địa chỉ nào được dùng để nhận email trước nếu bạn có nhiều hơn 1 MX record. Giá trị thấp nhất sẽ có độ ưu tiên cao nhất.
  • Type – loại record.
  • Address – địa chỉ server, chịu trách nhiệm nhận và xử lý email.

Một số thông tin khác cần nắm

Giờ bạn đã biết cách kết nối tên miền tới hosting rồi. Hãy đọc thêm một số thông tin bổ ích bên dưới để biết thêm về tên miền và các vấn đề liên quan đến nó nhé.

Nameserver là gì?

Nameserver, như tên gọi, là server chứa thông tin về tên (của tên miền), thông tin đó chính là các bản ghi DNS của tên miền của bạn. Để dễ hiểu, nameservers chịu trách nhiệm cung cấp và sao chiếu địa chỉ IP đến tên miền. Nó cho phép bạn truy cập tới website bằng cách sử dụng tên miền thay vì địa chỉ IP. Bằng cách thay đổi nameserver, bạn đã chuyển quyền quản lý các bản ghi của domain đó sang server đích. Thường khi bạn chọn một nhà cung cấp hosting cho tên miền, để tên miền chạy với website mới bạn sẽ cần thiết lập đúng nameserver của nhà cung cấp hosting để dễ quản lý.

Nameserver của Web Hosting Hostinger là: ns1.dns-parking.comns2.dns-parking.com

nameserver hostinger

Như bạn thấy, mỗi nameserver có một địa chỉ IP. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ cần tên của chúng, nên hãy copy chúng lại.

Chúng tôi khuyên bạn trỏ tên miền tới name server của Hostinger vì cách này DNS zone sẽ tự động được cấu hình. Khi bạn tìm cách trỏ tên miền về host, bạn không cần phải trỏ từng DNS record riêng lẻ tại nhà đăng ký.

Một số thuật ngữ khác bạn cần nắm liên quan đến tên miền như DNS là gì, DNS Zone là gì

DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là một hệ thống phân giải tên miền, nó giúp chuyển một địa chỉ dễ nhớ thành một địa chỉ IP. Nó giống một danh bạ điện thoại trên Internet. Ví dụ, khi bạn gõ www.hostinger.vn trên trình duyệt, hệ thống DNS sẽ chuyển địa chỉ này thành một địa chỉ IP tại nơi mà website của bạn được host. Để hiễu rõ hơn, hãy tham khảo thêm bài này.

DNS Zone là gì?

DNS zone là một bảng chứa tất cả bản ghi DNS cho một tên miền cụ thể.

A record là gì?

A record là một bản ghi DNS cơ bản nhất. A record được dùng để đối chiếu một địa chỉ IP với tên miền. Nó được sử dụng để trỏ tên miền và tên miền phụ (subdomain) tới một địa chỉ IP khi địa chỉ đó được xác định cụ thể và cố định

MX record là gì?

MX (mail exchanger) record là một bản ghi trong DNS zone xác định mail server nào chịu trách nhiệm nhận email. Ví dụ, nếu bạn đặt MX record của google cho tên miền của bạn, tất cả email gửi tới tên miền đó sẽ được chuyển hướng tới Google’s servers.

Lời kết

Tóm lại, có 2 cách trỏ tên miền về host trên Hostinger:

  • Bằng cách đổi nameserver tại nơi đăng ký tên miền ban đầu. Đây là cách tốt nhất vì DNS zone sẽ được cấu hình tự động.
    • Cách trỏ tên miền tới nameserver của Hostinger cũng là thao tác chuyển quyền quản trị DNS vào control panel của Hostinger. Tức là sau khi trỏ xong, nếu muốn quản lý các bản ghi của tên miền, bạn quản lý tại giao diện của Hostinger
  • Bách cách trỏ tên miền qua A record tại nơi đăng ký tên miền ban đầu. Bạn cần đổi bản ghi thủ công. Tức là khi server có thay đổi địa chỉ IP, bạn cần tự chỉnh lại tại nơi mà bạn mua tên miền.
    • DNS zone sẽ không được cấu hình tự động, ví dụ như khi bạn tạo thêm subdomain, bạn sẽ cần trỏ subdomain đó tới hosting qua A record cho mỗi subdomain bạn tạo.  Phương thức này đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thức kỹ thuật hơn, vì bạn cần tự tay đổi DNS record.

Bằng cách hoàn thành bài hướng dẫn này, bạn đã biết cách trỏ tên miền tới host Hostinger, chúng tôi cũng đã bổ sung phần hướng dẫn trỏ MX record về server mail của Hostinger để nhận email tạo tại Hostinger. Khi DNS quảng bá hoàn tất, website của bạn sẽ có thể được truy cập trên toàn thế giới.

Author
Tác giả

Hai G.

Hải G. là chuyên gia quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress và đã dùng nó hơn 5 năm nay. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch và tư vấn cho các bạn trẻ khởi nghiệp.