Cron job: hướng dẫn toàn diện năm 2022 cho người mới

Cron job: hướng dẫn toàn diện năm 2022 cho người mới

Có nhiều cách để làm việc hiệu quả. Ví dụ, đối với những lập trình viên website bận rộn, họ sẽ tận dụng tiến trình tự động để xử lý các công việc lặp đi lặp lại. Nếu bạn dùng hệ điều hành như Unix, cron job có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách xử lý tác vụ tự động.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cron job là gì, cơ bản về cron job và cách sử dụng cron để lên lịch thực thi tác vụ.

Cron job là gì?

Cron là chương trình để xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại ở lần sau. Cron Job đưa ra một lệnh để lên lịch “làm việc” cho một hành động cụ thể, tại một thời điểm cụ thể mà cần lặp đi lặp lại.

Đây là cách nó hoạt động:

Nếu bạn muốn lên lịch cho một công việc một lần, vào một thời điểm khác sau này, bạn nền dùng lệnh khác. Nhưng với những công việc định kỳ, cron là giải pháp hoàn hảo.

Cron là một daemon, nghĩa là nó hoạt động dưới nền để thực thi những tác vụ không cần tương tác. Trong Windows, bạn đã quen với tiến trình chạy nền gọi là Services.

Daemon luôn trong tình trạng sẵn sàng và đợi cho đến khi có lệnh yêu cầu nó chạy một tác vụ nhất định – trong máy tính hoặc từ những máy tính khác trong mạng lưới.

File cron là file text đơn giản chứa các lệnh được chạy trong thời gian cụ thể. File crontab mặc định trong hệ thống là /etc/crontab và nằm trong thư mục crontab /etc/cron.*/. Chỉ quản trị viên hệ thống mới có thể chỉnh sửa file crontab trên hệ thống.

Tuy nhiên, vì đối với các hệ điều hành hỗ trợ nhiều người dùng như Unix, mỗi hệ điều hành đều có thể tạo file crontab riêng. Nó có thể chạy jobs bất cứ lúc nào nó muốn. Daemon cron sẽ kiểm tra file và chạy lệnh trên nền hệ thống.

Với cron jobs, bạn có thể tự động hóa bảo trì hệ thống, giám sát dung lượng ổ đĩa, và thiết lập backup. Bản chất của nó vì vậy phù hợp cho các máy hoạt động 24/7 – như server.

Cron jobs thường được dùng chủ yếu bởi quản trị viên hệ thống nhưng nó cũng có ích với cả quản trị viên web. Ví dụ, dùng cron để hủy kích hoạt tài khoản đã hết hạn, kiểm tra links hỏng, hoặc gửi bản tin cho người dùng mục tiêu.

Những điều cơ bản về Cron job

Bạn có thể tạo và chỉnh sửa cron jobs bằng các phương pháp khác nhau. Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm bằng Linux Shell Prompt (Terminal).

Nếu bạn có VPS hosting trên Hostinger, bạn vào trang quản trị VPS để lấy thông tin truy cập server qua SSH. Nếu gặp vấn đề, bạn có thể xem lại hướng dẫn PuTTY để kết nối SSH.

Đây là một số tác vụ mà cron jobs thực hiện được:

Nếu bạn muốn chỉnh sửa file crontab của người dùng hiện tại, nhập crontab -e trong terminal:

crontab

Nó sẽ trả về kết quả như thế này:

kết quả cron tab

Nếu dùng vi editor, bạn có thể tìm hiểu vi commands cơ bản để làm đúng.

Nếu bạn muốn chỉnh sửa crontab của người dùng khác, bạn có thể nhập crontab -u username -e. Bạn cần chạy lệnh này bằng superuser, nghĩa là bạn cần nhập: sudo su trước thực hiện lệnh này.

crontab -u username -e outcome cron job

Hoạt động khác cho phép bạn xem cron files nếu nó được tạo. Bạn chỉ cần nhập crobtab -I. Nếu không có file nào, bạn sẽ nhìn thấy kết quả này:

crontab -l result cron job

Ngoài ra, nếu bạn muốn thấy danh sách file crontab của người dùng khác, bạn có thể nhập crontab -u username -I dưới superuser:

cron job crontab -u username -l kết quả

Ngoại trừ phải biết về các tác vụ cơ bản, cú pháp cơ bản cũng rất quan trọng bạn cần ghi nhớ.

Cơ bản là file crontab chứa 2 phần: trình lên lịch và lệnh. Đây là cách viết lệnh:

* * * * * /bin/sh backup.sh
  • ***** /bin/sh backup.sh cronjob nghĩa là nó sẽ chạy backup mỗi phút
  • 30 18 * * * rm /home/sydtesting/tmp/* nghĩa là nó xóa files tmp khỏi /home/sydtesting/tmp mỗi ngày lúc 6:30 PM.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Cron Job

Cách viết cú pháp Cron đúng

Như đã đề cập trước đó, file crontab có 5 trường – mỗi trường đại diện bởi dấu hoa thị. Chúng dùng để xác định ngày và thời gian của tác vụ nhất định được thiết lập để hoạt động lặp đi lặp lại.

5 trường của Crontab

  • Minute – phút của giờ mà lệnh sẽ chạy, trong khoảng từ 0 đến 59
  • Hour – dựa trên giờ mà lệnh sẽ chạy, trong khoảng từ 0 đến 23
  • Day of the month – dựa trên ngày của tháng mà bạn muốn chạy lệnh, trong khoảng từ 1 đến 31
  • Month – dựa trên tháng mà lệnh cụ thể chạy, trong khoảng từ 1 đến 12
  • Day of the week – dựa trên ngày của tuần mà bạn muốn chạy lệnh, trong khoảng từ 0 đến 7

Thêm vào đó, bạn cần dùng kí tự đúng với mỗi file crontab.

  • Dấu hoa thị (*) – để xác định tất cả tham số được lên lịch
  • Dấu phẩy (,) – để duy trì 2 hoặc nhiều lần thực thi một lệnh
  • Dấu gạch nối (-) – để xác định khoảng thời gian thiết lập lần thực thi một lệnh
  • Dấu gạch chéo (/) – để tạo khoảng thời gian nghỉ cụ thể
  • Cuối cùng (L) – cho mục đích cụ thể là chỉ định ngày cuối cùng của tuần trong tháng. Ví dụ, 3L nghĩa là thứ tư cuối cùng.
  • Ngày trong tuần (W) – để xác định ngày trong tuần gần nhất. Ví dụ, 1W nghĩa là nếu ngày 1 là thứ 7, lệnh sẽ chạy vào thứ hai (ngày 3)
  • Hash (#) – để xác định ngày của tuần, theo sau bởi số chạy từ 1 đến 5. Ví dụ, 1#2 nghĩa là ngày thứ Hai thứ hai.
  • Dấu chấm hỏi (?) – để để lại khoảng trống

11 ví dụ về cú pháp của Cronjob

Bây giờ bạn đã biết cách viết cú pháp đúng. Chúng tôi sẽ cho bạn các ví dụ cụ thể để hiểu các quy tắc ở trên tốt hơn.

Trước khi tiếp tục, hãy đảm bảo output của lệnh sẽ tự động gửi đến tài khoản email của bạn. Vì vậy nếu bạn muốn dừng nhận những email này, bạn có thể thêm >/dev/null 2>&1 vào cú pháp như ví dụ bên dưới:

0 5 * * * /root/backup.sh >/dev/null 2>&1

Nếu bạn muốn gửi email output đến một tài khoản cụ thể, thêm MAILTO và sau đó là địa chỉ email. Đây là ví dụ:

MAILTO="myname@hostinger.com"
0 3 * * * /root/backup.sh >/dev/null 2>&1

Đây là nhiều ví dụ về cú pháp hơn:

Diễn đạt Ý nghĩa
0 0 * * * /bin/sh backup.sh Để chạy cơ sở dữ liệu backup vào giữa đêm, và chạy sau 1 ngày.
0 6,18 * * * /bin/sh backup.sh Để chạy backup cơ sở dữ liệu 2 lần 1 ngày lúc 6AM và 6PM.
0 */6 * * * /scripts/monitor.sh Để thực thi giám sát mỗi 6 giờ.
*/10 * * * * /home/user/script.sh Để chạy cron job cho file script đặt trong thư mục chính mỗi 10 phút.
0 * 20 7 * /bin/sh backup.sh Để chạy cơ sở dữ liệu backup mỗi giờ mỗi ngày 20/07.
0 0 * * 2 * /bin/sh Để chạy cơ sở dữ liệu backup giữa đêm mỗi thứ ba.
* * * 1,2,5 *  /script/script.sh Để chạy lệnh vào tháng một, tháng hai và tháng năm.
10-59/5 5 * * * /home/user/script.sh Để chạy lệnh mỗi 5 phút lúc 5AM, bắt đầu lúc 5:10 AM.
0 8 1 */3 * /home/user/script.sh Để chạy lệnh hàng quý vào ngày 1 lúc 8AM.
* * * * * /scripts/script.sh; /scripts/scrit2.sh Để đặt lịch nhiều jobs trên cron job độc lập.
@reboot /scripts/script.sh Để chạy tác vụ nhất định mỗi khi bạn khởi động hệ thống.
0 0 1 * *  /home/user/script.sh Để chạy lệnh vào ngày đầu tiên của mỗi tháng.

Lời kết

Việc cài đặt job lên lịch tự động không chỉ tiện lợi mà còn giúp bạn thực thi các hành động kịp thời, đúng lúc.

Cronjob là cách tốt để quản lý tác vụ đối với quản trị viên hệ thống hoặc ngành nghề khác như người phát triển web. Bạn cần dùng đúng lệnh và chọn đúng lúc.

Đây là vài lệnh cơ bản:

  • $ crontab e – để tạo và chỉnh sửa file crontab
  • $ crontab -u username -e – để chỉnh sửa file crontab của người dùng khác với quyền truy cập của superuser
  • $ crontab -l – để xem danh sách file crontab của người dùng hiện tại.
  • $ crontab -u username -l – để xem danh sách files crontab của người dùng khác.

Bây giờ hãy thử Cron Job và để nó chạy tự động một lệnh bạn thích xem.

Author
Tác giả

Hai G.

Hải G. là chuyên gia quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress và đã dùng nó hơn 5 năm nay. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch và tư vấn cho các bạn trẻ khởi nghiệp.