Làm thế nào để sửa lỗi 502 bad gateway

Làm thế nào để sửa lỗi 502 bad gateway

502 Bad Gateway là HTTP status code (mã trạng thái HTTP), xuất hiện do một gateway (máy chủ) trên internet nhận phản hồi “không hợp lệ” (invalid response) từ server gốc. Bạn không truy cập được trang web vì mã lỗi này.

Lỗi 502 bad gateway error

Gateway là một trong các server tiếp nhận, chuyển hướng, điều phối dữ liệu, nằm giữa server gốc và máy của bạn trên internet.

HTTP Status Code là mã trạng thái được gửi giữa các server để chúng thông báo với nhau và để người dùng biết có gì đó không ổn. Mỗi khi mở một site lên, trình duyệt sẽ gửi nhiều yêu cầu tới nhiều web server. Các web server sau đó sẽ xử lý những yêu cầu (request) này và trả kết quả bằng mã trạng thái HTTP (HTTP Status Code) cùng với dữ liệu được yêu cầu. HTTP Status Code chỉ hiển thị khi có lỗi xảy ra.

502 bad gateway không xuất hiện thường xuyên như lỗi 500 internal server error hoặc 503 service unavailable error, nó vẫn có thể khiến bạn đau đầu. Vì vậy, bài hướng dẫn giải thích cho bạn biết 502 bad gateway error là gì tập, nguyên do phát sinh lỗi và cách sửa lỗi.

Nguyên do gây lỗi 502 Bad Gateway?

Vì tất cả request trên web đều được chuyển đi qua nhiều gateway, nên có thể rất khó để biết chính xác lỗi này nằm ở đâu hoặc process nào gây lỗi. Tuy nhiên, vẫn có vài cách bạn thể tham khảo để sửa. HTTP status codes bắt đầu bằng số “5” liên quan đến lỗi giao tiếp giữa các server, nhưng thường nó phát sinh ngay từ phía server gốc nhiều hơn.

Lỗi 502 bad gateway error có thể có nhiều mã lỗi khác nhau. Sau đây là các lỗi bạn có thể gặp:

Temporary Error (502)
Error 502
HTTP Error 502 Bad Gateway
502 Server Error: The server encountered a temporary error and could not complete your request
502 - Web server received an invalid response while acting as a gateway or proxy server
HTTP 502
502 Service Temporarily Overloaded
502 Bad Gateway Nginx

Làm thế nào để sửa lỗi 502 Bad Gateway Error

Mặc dù lỗi 502 bad gateway thường liên quan đến server,  nhiều khi bạn cũng sẽ thấy hiện lỗi 502 bad gateway nginx, nó cũng có thể bắt nguồn từ việc cấu hình sai hoặc vấn đề từ phía client. Vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ một số bước cơ bản để xử lý 2 trường hợp này. Mặc dù lấy ví dụ từ mã nguồn WordPress, nhưng bạn cũng có thể áp dụng tương tự cho các script khác:

1. Tải lại trang và kiểm tra xem website có bị down khắp mọi nơi không

Cách đầu tiên có thể là cách đơn giản nhất. Đợi 1 hoặc 2 phút rồi tải lại trang là xong. Trong một số trường hợp, lỗi này là tạm thời và chỉ cần F5, refresh là trang sẽ hoạt động lại bình thường. Trong thời gian đó, bạn cũng có thể kiểm tra xem website này có bị down hay không bằng các công cụ online. Kiểm tra xem website có bị down hay không

2. Xóa Browser Cache

Nếu lỗi vẫn còn, và website không đang bị down thì có khả năng là cache trình duyệt của bạn gây ra lỗi. Sửa lỗi 502 bad gateway nginx này bằng cách xóa cách trình duyệt là xong.

3. Thử với trình duyệt khác

Kiểm tra thử lại website bằng một trình duyệt khác hoặc trong mode incognito. Nó sẽ cho bạn xem lỗi có phải nằm ở phía trình duyệt hay không.

4. Flush DNS

502 bad gateway error cũng có thể do vấn đề liên quan đến DNS, như là địa chỉ IP bị cached không đúng giá trị. Vậy để sửa lỗi bạn flush DNS. Đây là bài hướng dẫn làm thế nào để flush DNS trên Windows, Mac, và Linux.

Bạn cũng có thể thử dùng DNS khác thay vì DNS mặc định như dùng  Google Public DNS.

5. Thử trên thiết bị khác

Nếu không có cách nào ở trên giúp bạn loại bỏ lỗi 502 bad gateway hiện lên màn hình, hãy thử kiểm thử lại trên một máy tính khác hoặc trên điện thoại, tốt nhất là dùng hẵn một đường mạng khác như đường mạng 3G/4G. Đây là bước cuối cùng để kiểm thử xem lỗi có phải do phía máy bạn hay không.

6. Kiểm lại error log

Nếu error 502 hay lỗi 502 hiện lên vì thay đổi hoặc cập nhật nào đó, có thể đó chính là nguyên nhân gây lỗi, bản cập nhật của website đã gây lỗi. Vì vậy có thể bạn cần mở error log để tìm thêm manh mối. Trong WordPress, bạn có thể kích hoạt error logging bằng cách thêm dòng sau vào trong wp-config.php:

define( 'WP_DEBUG', true ); 
define( 'WP_DEBUG_LOG', true ); 
define( 'WP_DEBUG_DISPLAY', false );

Tất cả các entries lỗi sẽ xuất hiện trong file wp-contents/debug.log.WordPress error log

7. Kiểm tra lại Plugins

Có thể nói bước này khá quan trọng, kiểm tra lại plugins và extensions. Các lỗi gây ra bởi caching plugin có thể dẫn đến error 502 hay 502 bad gateway hiện lên. Cách đơn giản nhất nhất để xác nhận điều này là vô hiệu toàn bộ plugins trong thời gian ngắn. Để làm vậy, di chuyển tới thư mục wp-content rồi đổi tên thư mục plugins.Vô hiệu toàn bộ plugin wordpress

Nếu website hoạt động lại sau  khi toàn bộ plugin bị vô hiệu, thì tức là một trong các plugin đã gây lỗi, bạn có thể đổi tên thư mục thành plugins như ban đầu. Sau đó thử vô hiệu từng plugin một để xác định chính xác plugin nào gây lỗi.vô hiệu plugin wordpress

8. Kiểm tra lại CDNs

Một nguyên nhân khác gây lỗi 502 bad gateway nginx là do CDNs hoặc DDoS mitigation services. Một ví dụ điển hình là CloudFlare, lỗi 502 bad gateway có thể xảy ra giữa 2 phiên bản gặp xung đột gì đó, tùy thuộc vào từng trường hợp.Cloudflare 502 bad gateway

Màn hình này thể hiện lỗi trên phía CloudFlare, để sửa lỗi thì bạn cần liên hệ với đội hỗ trợ của CloudFlare. Ngoài ra bạn cũng có thể vô hiệu CloudFlare, mặc dù phải nhớ là DNS propagation có thể mất vài giờ để hoàn tất.Cloudflare 502 bad gateway error

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy lỗi trên, có nghĩa là lỗi nằm ở phía nhà cung cấp hosting.

9. Liên hệ đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật

Nếu không có giải pháp nào ở trên sửa được lỗi 502 bad gateway error, vậy tốt nhất là liên hệ lại với đội ngũ hỗ trợ của bạn. Trong quá trình mô tả lỗi, hãy mô tả kỹ các bước trước khi gây lỗi, và cung cấp cho họ thấy bạn đã làm gì để sửa lỗi. Việc cung cấp càng nhiều thông tin cần thiết, lỗi sẽ nhanh chóng được xử lý hơn!

Lời kết

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta đã được biết về lỗi 502 bad gateway error là gì và làm thế nào để sửa nó với các cách đơn giản nhưng hữu hiệu.

Nếu bạn có thêm thủ thuật nào khác, hay giải pháp nào cho vấn đề này, hãy chia sẽ với mọi người bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé.!

Author
Tác giả

Hai G.

Hải G. là chuyên gia quản lý, vận hành các dịch vụ website. Anh có nhiều năm kinh nghiệm về VPS, Hosting, technical SEO, CMS. Đặc biệt yêu thích WordPress và đã dùng nó hơn 5 năm nay. Sở thích của anh là đọc, viết blog, đi du lịch và tư vấn cho các bạn trẻ khởi nghiệp.